Share

Copy link

Nhằm thẳng quân thù mà bắn!

Tháng 8 năm 1964, giặc Mỹ bắt đầu cho máy bay bắn phá gây tội ác ở miền Bắc.

Thiếu úy Nguyễn Viết Xuân cùng đồng đội hành quân lên miền tây Quảng Bình bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.

Buổi sáng ngày 18 tháng 11 năm 1964 đã đi vào lịch sử đối với đại đội 3 pháo cao xạ [1]. Sau hai đợt chiến đấu với máy bay địch, đại đội đã bắn tan xác một phản lực, các chiến sĩ nhanh chóng sửa công sự, sẵn sàng trên mâm pháo. Mọi khẩu pháo đều vươn nòng như nghe ngóng, đầy cảnh giác.

Một đàn máy bay địch lại ập tới, lần này chúng đến rất đông ở nhiều tầng, nhiều hướng hòng tiêu diệt trận địa. Bầu trời rung lên, như xé ra vì tiếng gầm rít của chúng. Bọn máy bay cánh quạt bay lên cao, còn bọn phản lực chia làm nhiều tốp, tốp thấp, tốp bổ nhào.

Lá cờ đỏ trong tay người chỉ huy vươn cao trong nắng, bay phần phật. Có tiếng hô:

– Chú ý! Địch bổ nhào, bắn!

Pháo ta gầm vang, cả trận địa nổ súng, khói đạn vây chặt lấy máy bay địch. Kẻ thù dọi bom tới tấp xuống trận địa, đạn rốc két [2] phóng xuống như mua, đất đá bắn tung. Một quả nổ gần công sự [3], chiến sĩ trong khẩu đội bị hơi bom hất văng người ra khỏi mâm pháo. Một khẩu pháo bị trúng đạn, lửa cháy rừng rực, khói đen cuồn cuộn bốc cao. Tiếng súng của của ta thưa đi.

Nhằm thẳng quân thù bắn

Vào giờ phút ác liệt đó, bỗng vang lên lời kêu gọi của chính trị viên Nguyễn Viết Xuân:

– Các đồng chí! Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!

Tiếng anh truyền đi, cả trận địa như được tiếp thêm sức mạnh. Một số pháo thủ bị thương đã vùng dậy, đứng vững ở vị trí chiến đấu. Trong tiếng gầm rú, bắn phá của máy bay, cả trận địa vẫn nghe thấy tiếng báo cự li rành rọt, rõ ràng của các chiến sĩ quan trắc [4]. Các pháo thủ đã bằng những động tác kỹ thuật nhanh gọn, chính xác, bình tĩnh chờ cho chúng lao xuống thật thấp, pháo ta mới nổ giòn giã. Một phản lực bị trúng đạn, chòng chành, rồi rơi về phía nam.

Trong màn khói lửa, bom đạn nổ liên hồi, Nguyễn Viết Xuân lao vào dập tắt đám cháy ở khẩu đội bị trúng đạn, cùng các chiến sĩ sửa sang công sự, săn sóc pháo thủ bị thương. Khi anh quay về hầm chỉ huy, chưa kịp bước chân vào hầm, anh đã bị đạn địch bắn nát đùi bên phải. Anh nén đau, không kêu một tiếng, mặt anh tái nhợt, gượng đứng thẳng nhưng lại lảo đảo ngã xuống. Các chiến sĩ chạy đến bên người chính trị viên, định khiêng anh vào bệnh viện, nhưng anh đã hy sinh.

Lúc ấy các khẩu pháo vẫn ầm ầm nhả đạn, phóng lên những luồng đạn rất căng như những đường lê đâm thẳng vào kẻ thù. Một chiếc phản lục nữa đã phải đền tội ác, phun khói đen thành vệt dài, bốc lửa, lao xuống núi, nôt tan xác. Các chiếc khác trút bừa bom đạn tháo chạy.

Anh Nguyễn Viết Xuân không còn nữa, nhưng lời kêu gọi của anh đã được Bộ tư lệnh phòng không phổ biến đến từng chiến sĩ bắn máy bay, trở thành khẩu lệnh tấn công: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!“. Khẩu lệnh đó và những tấm gương chiến đấu dũng cảm của đại đội 3 pháo cao xạ của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân đã làm rung động hàng vạn trái tim, cổ vũ tinh thần chiến đấu các chiến sĩ phòng không, góp phần to lớn trong sự nghiệp đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ.

 

Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, người làng Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm lên 7 tuổi anh đã phải đi giúp việc trong thời gia dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi anh đã đi từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do, rồi xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11/1952, lúc đầu anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào anh cũng luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chống giặc xâm lược, bảo vệ tổ quốc, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân được biết đến nhiều qua khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!".


[1] Pháo cao xạ: Loại súng lớn có nòng dài, dùng để bắn máy bay.

[2] Rốc két: một loại tên lửa nỏ.

[3] Công sự: Ụ đất được đắp cao, quây quanh khẩu pháo.

[4] Quan trắc: theo dõi phương, độ cao máy bay, báo cho người bắn biết.

Bàn tay thơm

Kem ngon quá, vừa ngọt vừa thơm. Gấu con đã ăn hết cả chiếc kem rồi mà vẫn còn liếm láp quanh miệng mình. Trên miệng hết vị ngọt rồi, nhưng ở bàn tay thì vẫn còn...

Mưu chú Sẻ

Buổi sớm, một con Mèo chộp được một chú Sẻ. Sẻ hoảng lắm, nhưng nó nén sợ, lễ phép nói: Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt?

Gà và Cáo

Lão Cáo đang đi chợt nghe tiếng Gà rừng con khóc lóc ven rừng! Hay quá! Lại được chén rồi!

Khỉ Con biết vâng lời

Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy chó Thỏ đang đuổi bắt Chuồn Chuồn.

Dê Đen và Dê Trắng

Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc...

Đốt cháy đồng lúa chín

Ngày xưa có một cụ già sống trên một ngọn núi cao ở Nhật Bản. Chung quanh nhà cụ, ruộng nương bằng phẳng và phì nhiêu. Ruộng nương đó thuộc về cư dân của một làng nhỏ dưới chân núi dọc ven biển.

Cái miệng của Ếch con

Có một chú Ếch con sống trong một cái ao nọ. Chú ta có một cái miệng rất rộng và bắt mồi cũng rất giỏi. Ếch con và Én con là bạn thân của nhau. Một bạn thì biết bay và có thể bắt côn trùng trên cao...

Vừ A Dính

Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934, người dân tộc H’Mông, quê ở Pú Nhung, vùng cao huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn...

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. 
DMCA.com Protection Status modeLfLeet sandibard djmissparker angeLogorguLho josemarigago scd-racing shiatsuaroma tombbonin business-stay fautographies gite-mahastia umcwestover deLna-autos josephjohncox miLtonwaukee vend-trak nadakoz musicworksdtc ajcattorneys toiLethowto omLcLinic breadsbyjudy at-cameragaL magaLiponsada